Monday, June 22, 2009

Thông tầng sâu đến đâu?

Khi thảo luận về kiến trúc ngôi nhà, chủ nhà thường yêu cầu kiến trúc sư dành một chỗ (thường là giữa nhà) để làm thông tầng hay còn gọi là giếng trời.

Theo quy định của cơ quan cấp phép xây dựng, nơi thông tầng được dành một diện tích nhất định trong khuôn viên. Song, khi đến từng nhà, chính kiến trúc sư cũng phân vân không biết ở vị trí mặt thông tầng có thật sự mát, sáng hay không?

Ánh sáng

Ánh sáng

Vì thông tầng có chiều thẳng đứng, nên ánh sáng tập trung nhiều nhất vào buổi trưa, còn lại chỉ sáng ở 2 tầng trên cùng, những tầng còn lại không đảm bảo ánh sáng như kiến trúc sư và chủ nhà dự tính. Mặt khác, nắp đậy thông tầng thường là mái nhựa polycarbonate, loại này giá thành thấp nhưng độ bền kém, do trải qua mưa nắng nhiều ngày nên nhựa bị lão hóa và vỡ thành nhiều miếng vụn gây ra dột những lúc trời mưa. Khá giả hơn, có nhà làm mái bằng kính, ánh sáng mặt trời qua kính thường tăng thêm độ nóng do hiện tượng khúc xạ (hiệu ứng nhà kính). Nếu không che chắn sẽ không đảm bảo an toàn.

Thông gió

Giếng trời Thông tầng thông gió tốt với điều kiện phải có nhiều cửa sổ hướng ra phía thông tầng, tức là phải có gió từ phía trước hoặc phía sau khi qua phòng chức năng thổi ra giếng trời, và được hút lên không trung (hiện tượng đối lưu).

Có nhiều trường hợp thông tầng được bố trí phía sau cùng của ngôi nhà, trường hợp này tác dụng ít mà tốn diện tích.

Vì vậy, việc phải có thông tầng trong nhà dân dụng là vấn đề trước hết thuộc về đơn vị cấp phép, vì với nhà diện tích nhỏ thông tầng sẽ chiếm diện tích sử dụng. Thứ nữa, các kiến trúc sư nên xem xét phía ánh sáng và gió ở giếng trời, để đưa ra phương cách hiệu quả nhất.

Rơm Vàng
Theo Thanh Niên Online

No comments:

Post a Comment

Popular Posts