Friday, December 31, 2010

THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH

Lạt ma Gyursam- Việt dịch: Thanh Liên
Ảnh Internet - minh hoạ
    Rất cần thiết phải thiền định về đời người quý báu của ta. Cuộc đời thật quý báu và thời gian cũng thật quý giá. Vì thế bất kỳ những gì chúng ta có đều quý báu. Mục đích của cuộc đời là đạt được hạnh phúc, trước hết là hạnh phúc nhất thời và sau đó là hạnh phúc viên mãn. Trong thời gian thiền định chúng ta phải bỏ lại đằng sau rất nhiều thứ. Ta có rất nhiều điều phải làm trong cuộc sống. Nếu ta theo đuổi những niệm tưởng của ta thì ta sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được. Ta phải chọn ra điều gì là quan trọng trong cuộc đời đối với ta, đối với gia đình và cộng đồng của ta. Khi nhìn thấy một vật gì tốt đẹp ta mong muốn được sở hữu nó. Ta phải tự kiềm chế để chỉ nhận những gì cần thiết cho cuộc đời ta. Pháp giảng dạy ta cách sống một cuộc đời đơn giản. Điều này không có nghĩa là ta không nên có bất kỳ điều gì, nhưng nếu ta đuổi theo mọi sự thì ta sẽ lãng phí rất nhiều thời gian. Vì thế điều này rất quan trọng. Nếu bạn có ít phút vào buổi sáng, bạn hãy quán chiếu về cuộc đời quý báu, thời gian quý giá của bạn. Cuộc đời có lúc thăng, có lúc trầm nhưng mọi người đều có một cơ hội để tự giải thoát mình trong cuộc đời này. Nếu xảy ra một thời kỳ khó khăn, chúng ta nên quán chiếu rằng ta luôn luôn có thể thoát khỏi đau khổ.


    Mục đích của việc nghiên cứu và thực hành thiền định là để tu hành tâm thức. Thiền định là tu hành tâm thức, trì tụng thần chú cũng là tu hành tâm thức. Bất kỳ điều gì chúng ta làm đều có thể là việc tu hành tâm thức. Có nhiều phương pháp thiền định. Tất cả những phương pháp ấy vẫn còn được lưu truyền vì thế ta có thể nhận ra bản tánh nền tảng của con người. Mọi sự cầu nguyện, thiền định, và nghiên cứu là căn bản của việc nghiên cứu trí tuệ. Sau khi nghiên cứu, ta suy niệm và thực hành thiền định. Tất cả ba thực hành này đều quan trọng như nhau. Bạn không thể thực hành một môn mà không có những môn kia. Trí tuệ này có thể nhận ra bản tánh của những cảm xúc tích cực và tiêu cực, và bản tánh của những hiện tượng bên ngoài ta. Việc nghiên cứu cho ta thấy bản tánh của tâm thì trong sáng và thuần tịnh, không bị ô nhiễm, giống như một miếng pha lê hoàn toàn trong suốt. Nhưng bản tánh của tâm bị bụi bặm bao phủ, vì thế chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng của miếng pha lê. Sự bao phủ chỉ là nhất thời và ta cần lau chùi nó. Thực hành thiền định chính là phương pháp để lau chùi nó. Bụi bặm thì nhất thời vì thế nó có thể được lau chùi. Vào lúc bắt đầu chúng ta có thể không thể nhận ra tất cả những gì đang xuất hiện nhưng việc thực hành đòi hỏi thời gian. Ngay cả một hành giả kém cỏi như tôi cũng thấy được kết quả nhờ sự thực hành. Trước khi ta thực hành, ta không nhìn thấy bụi bặm, nhưng việc thực hành cho phép ta nhìn thấy nó. Việc thực hành lau chùi bụi bặm và làm cho miếng pha lê trở nên sáng ngời. Mục đích của việc thực hành là để nhận ra bản tánh của tâm. Nhờ thấu hiểu bản tánh này, bạn sẽ hiểu được rất nhiều điều. Mục đích của tôi trong việc thực hành là tu hành tâm thức.

    Vì thế cuộc đời quý báu rất quan trọng. Chúng ta nên luôn luôn nghĩ tưởng về nó. Việc đặt sai chỗ năng lực của ta thật không khôn ngoan chút nào. Milarepa đã gặp đệ tử của ngài khi đang ngồi bên ngoài hang động. Ngài nói với người thợ săn, giảng nghĩa cho anh ta nghe về sự sinh ra làm người quý báu. Ngài giảng cho người thợ săn rằng một cuộc đời trải qua trong việc giết hại không phải là cuộc đời quý báu. Người thợ săn đã trở thành một yogi và cuối cùng là một Đạo sư vĩ đại. Đời sau của ta sẽ hoàn toàn khác biệt cuộc đời này. Cuộc đời hiện tại là một trạng thái trung gian. Nếu ta nhận ra điều này thì đời sau của ta sẽ thuận lợi, dễ dàng. Giáo lý quan trọng nhất là đời người quý báu. Nghi lễ thì cần thiết, nhưng thực hành thiền định thì quan trọng hơn. Việc nghiên cứu thì giống y như thế. Nếu bạn chỉ mải mê nghiên cứu thì khó có thể nói rằng bạn sẽ có kết quả tốt đẹp. Nhưng nếu việc nghiên cứu được nối kết với sự thiền định thì kết quả sẽ thật khả quan.

    Điều quan trọng là phải có thông tin đúng đắn. Tôi đã phải mất một thời gian dài mới tìm được một Đạo sư nhập thất xứng đáng. Tôi sẵn sàng cho việc nhập thất vào năm 1990, nhưng tôi không thoải mái với quyết định đó. Sự thành công của việc thực hành tuỳ thuộc vào cả đệ tử lẫn vị Thầy. Điều quan trọng là phải có nhiều sự hiểu biết về việc thực hành. Lúc bắt đầu một thời khoá thực hành, ta cần phải phát triển động lực đúng đắn, lòng từ ái và bi mẫn. Nếu bạn thực hành trong một tháng hay một năm bạn sẽ thấy một vài kết quả.

    Một số cảm xúc rất mạnh mẽ và khó đối phó. Những tư tưởng tích cực có thể được chuyển hóa thành tư tưởng tiêu cực. Khi điều đó xảy ra, bạn nên tỉnh giác để có thể đối phó với chúng. Bạn nên thiền định rằng Đạo sư của bạn ở trước mặt bạn. Nếu bạn có thể thiền định Đạo sư của bạn bất khả phân với Đức Phật, thì tâm bạn sẽ an định tức thì. Nếu bạn không có một Đạo sư, bạn hãy thiền định rằng bạn bất khả phân với Bổn tôn (1) của bạn. Hãy hòa tan Đạo sư hay Bổn tôn thành ánh sáng bên trong bạn. Tâm rất thường thay đổi và có thể chuyển hóa nhanh chóng, vì thế bạn có thể đánh mất sự nhiệt tâm trong việc thiền định. Tư tưởng luôn luôn phát khởi, nhưng bạn có thể đối phó với chúng.

    Các bạn có gì để hỏi không? Điều tối quan trọng trong khi thực hành là giữ gìn sự tỉnh giác chánh niệm của bạn. Tâm phải luôn luôn thanh tịnh, không bị ô nhiễm. Nên tập trung tâm vào đối tượng thiền định. Sự thực hành thiền định đòi hỏi một môi trường yên tĩnh, vì thế bạn có thể kinh nghiệm sự an định.

    Hỏi: Ngài có thể giảng cách sử dụng chuông và chày (2)?
    Đáp: Hãy cầm chày ở giữa ngực ở khoảng trái tim. Chày tượng trưng cho nguyên lý nam và chuông tượng trưng cho nguyên lý nữ. Cầm chuông trong bàn tay trái, hơi thấp hơn chày trong bàn tay phải. Trong những truyền thống mới bạn chỉ rung con lắc (bên trong chuông) ở một bên chuông thay vì cả hai bên.

    Hỏi: Còn trống damaru (3) thì sao?
    Đáp: Hãy cầm nó giữa ngón cái và ngón trỏ và lắc trống chầm chậm. Chỉ giữ nó bằng hai ngón tay, vì thế âm thanh không bị nhỏ bớt đi.

    Hỏi: Trì tụng thần chú Vajrasattva trong khi rung chuông thì tốt hơn?

    Đáp: Bạn chỉ rung chuông khi thực hành tịnh hóa vào lúc kết thúc một sadhana (4) khác, không phải trong khi tích tập 100.000 lần trì tụng.

    Hỏi: Ngài có thể giảng nghĩa cách tịnh hóa nghiệp tiêu cực và những che chướng?

    Đáp: Nói chung, có nhiều cách để tịnh hóa nghiệp. Trong việc phát triển lòng từ ái và bi mẫn, nếu bạn nhìn vào trong bạn sẽ nhận ra bản tánh của tâm. Khi những tư tưởng tiêu cực xuất hiện, hãy nhìn xem bạn cảm nhận ra sao. Thỉnh thoảng khi những cảm xúc xuất hiện, phải mất một thời gian dài mới có thể chữa lành chúng. Chừng nào mà bạn vẫn có lòng từ ái và bi mẫn thì bạn sẽ dễ dàng đối phó với các sự việc. Sự thiền định Vajrasattva, trì tụng thần chú một trăm âm để trục xuất những điều tiêu cực là một thực hành rất hữu hiệu. Tâm ta như một đại dương bao la, một cơn gió mạnh phát sinh và khuấy động đại dương, vì thế những con sóng xuất hiện. Đây là những niệm tưởng. Thực ra sóng và nước không tách lìa nhau. Ở bình diện tối hậu thì không có nghiệp tiêu cực và tích cực, không có Phật và luân hồi sinh tử. Hầu hết nghiệp ở trong tâm thức, vì thế sự tỉnh giác chánh niệm thì rất quan trọng. Khó có thể hiểu rõ được nghiệp, nhưng đôi khi nó rất hiển nhiên.

    Hỏi: Làm thế nào để quán tưởng mình là Bổn Tôn, thưa ngài?

    Đáp: Sự tự hào kim cương là tự thấy chính mình bất khả phân với Bổn Tôn. Hai vấn đề quan trọng nhất trong thực hành Kim Cương thừa là sự tự hào kim cương và thị kiến thanh tịnh, coi bản thân bạn và những người khác như những Bổn Tôn. Và vấn đề quan trọng khác là không phê bình chỉ trích các phụ nữ, mà nhìn tất cả họ như những dakini (5). Không nên có những tư tưởng tiêu cực hay những chỉ trích chê bai đối với họ. Khi ấy tâm bạn trở nên tĩnh lặng và bình an. Mọi người đều bình đẳng và không ai cao cả hơn người khác.

    Hỏi: Ta có nên suy niệm bốn tư tưởng chuyển hóa tâm (6) trước bất kỳ sadhana nào?

    Đáp: Phải, bạn nên làm điều đó. Tôi nghĩ rằng việc thiền định về suy niệm đầu tiên - sự sinh ra làm người quý báu - thì quan trọng nhất đối với những người mới tu tập. Khi thực hành và hiểu biết nhiều hơn thì bạn có thể thiền định về những nghiệp quả và sự vô thường. Khi thực hành, tâm bạn cần tập trung, nhưng buông lỏng.

    Hỏi: Đâu là ý nghĩa của thần chú “dza hum bam ho?”

    Đáp: Thần chú “dza hum bam ho” tượng trưng cho bốn sự vô lượng (tứ vô lượng tâm). Dza là cái móc, hum là sợi giây thòng lọng, bam là những cái cùm, ho là cái chuông./.

    Nguyên tác: “Meditation Practice”
    by Lama Gyursam
    Trung tâm Vajra Konchog Ling
    http://buddhism.inbaltimore.org/gyursam2.html

    Bản dịch Việt ngữ: Thanh Liên
   

    Chú thích:

    1. Bổn tôn (Yidam): Một trong Ba Gốc (Lạt ma, Bổn tôn, Dakini). Bổn tôn tượng trưng cho sự giác ngộ trong hình tướng nam hay nữ, hòa bình hay phẫn nộ, tương ứng với bản tánh của ta. Bổn Tôn là cội gốc của những thành tựu.
    2. Chuông và chày: Những pháp khí được sử dụng trong Kim Cương thừa. Chuông là biểu tượng của trí tuệ và tánh Không, chày tượng trưng cho lòng bi mẫn, phương tiện thiện xảo, giác tánh.
    3. Damaru: Trống nhỏ có hai mặt làm bằng hai đỉnh sọ người.
    4. Sadhana: “Các phương tiện để thành tựu,” nghi thức và thủ tục Kim Cương thừa để thực hành.
    5. Dakini: Nghĩa đen là người du hành trong Pháp giới. Nguyên lý nữ được kết hợp với trí tuệ. Có những dakini thông thường với một mức độ năng lực tâm linh nào đó và cũng có những dakini hoàn toàn chứng ngộ.
    6. Bốn tư tưởng chuyển hóa tâm: a/ đời người quý báu và khó tìm gặp lại, b/ sự vô thường và cái chết là điều tất định, c/ nhân quả của thiện nghiệp và ác nghiệp là điều chính xác, c/ thực chất của ba cõi luân hồi là biển khổ đau.

Nguồn: Thuvienhoasen

Sưu tầm những câu chúc hay ngày Tết


Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN, Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG. Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC, Công thành danh toại chúc VINH QUANG..
LỜI CHÚC TẾT QUEN THUỘC
1. Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng. - Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến!
2. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!
3. Chúc một năm mới vui vẻ, 12 tháng sức khoẻ, 52 tuần thành công, 365 ngày hạnh phúc, 8.760 giờ tốt lành, 525.600 phút may mắn, 31.536.000 giây như ý…

4. Đong cho đầy hạnh phúc - Gói cho trọn lộc tài - Giữ cho mãi an khang - Thắt cho chặt phú quý…
5. Hoa đào nở, chim én về, mùa Xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…
6. Cung chúc tân niên, Sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên.
7. Năm mới thái độ yêu đời mới!- Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm tới!- Chúc bạn luôn vui vẻ, bình an và hạnh phúc trong năm mới!
LỜI CHÚC TẾT DÍ DỎM
1. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong.... tất cả mọi lĩnh vực....
2. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như ... heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.
3. Năm hết Tết đến - Đón Cọp tiễn Trâu - Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm con Cọp.
4. Năm con Cọp, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!
5. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui...
6. "Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều"
7. Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!
8. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.
9. Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng - phát tài phát lộc.
10. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng.
11. Chúc ông bà 1 tô như ý. Chúc cô chú 1 chén an khang. Chúc anh chị 1 dĩa, 1 dĩa…tài lộc!
12. Giao thừa sắp đến.Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!
13. Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!
14. Thay mặt nhân dân của một đất nước có hơn 2 triệu người chết đói cách đây 63 năm xin chúc quý vị ăn Tết thật xa hoa, lãng phí. Hoặc: Thay mặt những gia đình nghèo, nạn nhân của các cơn bão năm qua trên đất nước ta, xin chúc quý vị ăn Tết thật xa hoa, lãng phí!
15. Mừng 2010 phát tài phát lộc
Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ
Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới
Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa
Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG!
LỜI CHÚC TẾT BẰNG THƠ, CÂU ĐỐI
1. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà.
Vài lời cung chúc tân niên mới.
Vạn sự an khang vạn sự lành
2. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
3. Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN,
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG.
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC,
Công thành danh toại chúc VINH QUANG..
4. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong
5. Cung chúc tân niên một chữ nhàn.
Chúc mừng gia quyến đặng bình an.
Tân niên đem lại niềm Hạnh Phúc.
Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui
6. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều.
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu.
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý.
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
OANHTran Big Girl
Theo: zing.vn

Thăm Vườn Hồng Sa Pa

Nằm ở độ cao gần 2.000m, cách trung tâm chừng 10 phút tản bộ, ở vị trí này bạn thả sức quan sát tứ phía, cảm nhận được thế núi hùng vĩ của thị trấn tận cùng phương Bắc của Tổ quốc bốn mùa mây phủ.

Xa hơn những thửa ruộng bậc thang đang uốn lượn với những vòng xoáy tròn đều đặn trải rộng bất tận cả một vùng rộng lớn trông cực kỳ thích thú và đẹp mắt. Phía bên trái, bản Hồ tựa như một chiếc gương soi của mặt trời, sậm đỏ ráng chiều cùng mây mù huyền ảo bao phủ.

Những nếp nhà sàn mái đá ngũ sắc kết hợp với sắc đỏ quyến rũ của hoa hồng xuất xứ từ nước Pháp xa xôi khiến cho du khách thực sự ngỡ ngàng. Đó chính là khu du lịch sinh thái Vườn Hồng, nằm trong thung lũng xinh đẹp có cái tên thật gợi cảm: Mường Hoa.

Nằm trong khu du lịch Sa Pa, được tạo bởi hai dãy núi Hàm Rồng và Phan Xi Păng, Khu du lịch sinh thái được mệnh danh là “Thung lũng hoa hồng” đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du khách trong và ngoài nước. Với diện tích khoảng 22 ha, khu du lịch sinh thái này được thiết kế cảnh quan sinh thái với gần triệu gốc hoa hồng, đào, mận, hồng giòn Mỹ, hạnh nhân Đài Loan… Cả khu có 11 nhà sàn gỗ Pơmu và lợp đá tự nhiên, nằm xen kẽ giữa những vườn hoa hồng Pháp trải dài trên những thửa ruộng bậc thang.

Đến với khu du lịch, du khách sẽ được thưởng thức mùi hương của hoa hồng nở vào mỗi sáng. Dọc các lối đi lát đá uốn lượn, hoa hồng nở rộ khiến cả quãng đường trở nên rực rỡ đầy thú vị. Những cây hồng cao, cành lá mập mạp, thẳng tắp dài đến trên một mét với những bông hồng lớn, có những bông thì vừa hé nở, có những bông thì đã vào độ mãn khai…

Thật thú vị biết bao khi một sớm ban mai thức dậy, chợt thấy mình ngỡ ngàng như đang lạc vào một khu vườn cổ tích, những đóa hồng long lanh sương sớm nở rộ ngan ngát cả vùng. Hương hoa hồng tràn cả vào trong phòng, tỏa lan ấm áp, bên ngoài trời sương mù bảng lảng, mờ ảo mông lung… khiến ai ai cũng có một cảm xúc thật bồi hồi lâng lâng như đang ở một xứ sở thần tiên… Có lẽ vì vậy người ta đã lấy nét đặc thù ấy để làm tên gọi cho khu du lịch mới mẻ này: Vườn hồng ATI resort.

Nơi đây có dáng vẻ kiêu kỳ mà mời gọi, mà quyến rũ. Đến thăm và nghỉ đêm tại khu du lịch ATI - Sa Pa ngoài tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên, được dạo bước trên những con đường quanh co bên sườn đồi, giữa những vườn hoa hồng ngát hương, nghỉ ngơi, thư giãn trong quán bar nhìn ra khu ruộng bậc thang nằm bên dòng suối, du khách còn được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của “nóc nhà Đông Dương” và thưởng thức những trái cây đặc trưng của khu du lịch.

Dưới kia, bản Mường Hoa như một bức tranh thổ cẩm xinh đẹp với những ngôi nhà sàn ấm cúng. Chiều xuống, đứng ở hiên nhà sàn, nhìn ra dãy núi trước mặt bây giờ chỉ còn là một màu vàng nhạt hắt lên từ những bóng đèn điện. Tiếng kèn Saxophon nồng nàn, da diết cứ vương vấn quyện với hương hoa hồng đang toả ngát cả không gian.

Tại đây, từ một điểm bất kỳ với độ cao gần hai nghìn mét, quả là một vị trí lý tưởng để thả sức quan sát tứ phía, cảm nhận được vị thế hùng vĩ của thị trấn tận cùng phía bắc, chiêm ngưỡng toàn cảnh của thung lũng Lao Chải. Một bức tranh hoành tráng, sống động : trên trời là những núi mây trắng xóa như bông, thấp hơn một chút từng đám sương mù nối nhau lượn bay lơ đãng, xa xa là rùng núi điệp điệp trùng trùng xanh ngút ngàn tầm mắt, còn phía dưới là những thửa ruộng bậc thang thi nhau xoáy những vòng tròn bất tận…

Có lẽ, bạn không nên bỏ qua việc tắm thuốc của người Dao đỏ, giá khoảng 140 nghìn đồng/lượt. Có hàng chục, thậm chí có lúc tới hơn 100 loại thảo dược được cho vào nước đun sôi liên tục trong vòng từ 3-4 tiếng, cho thứ nước cốt màu nâu đỏ có mùi thơm ngào ngạt. Nước được đổ vào cái thùng gỗ tròn hoặc bồn tắm, pha thêm nước lạnh cho vừa tắm.

Nước tắm phải giữ ở nhiệt độ 30-370C thì mới phát huy hết tác dụng. Người khỏe tắm chừng 30 phút, người yếu chỉ nên tắm 15 phút, nếu không sẽ bị say thuốc, người nôn nao, khó chịu. Cảm giác tê rát xuất hiện trong vài phút đầu do nhiệt độ của nước. Tiếp đó, mùi lá thuốc xông lên mũi, lên mắt, lên miệng… Nhưng ngay lập tức, mọi giác quan rơi vào trạng thái bồng bềnh và êm ái. Sảng khoái, thư thái và nhẹ bỗng là cảm giác khi bước ra khỏi thùng tắm. Bên cạnh đó, du khách có thể dùng tiệc trà, tiệc đứng, phòng ngủ ở đây giá từ 250 nghìn đến 450 nghìn đồng.

Cũng từ Thung lũng hoa hồng này, thật tiện lợi để du khách xuất phát tới những điểm tham quan khác của Sa Pa: chỉ mất chừng 10 phút đồng hồ để đi bộ lên thị trấn trung tâm của Sapa mua những món quà lưu niệm và nếm những món quà đặc trưng như trứng nướng, ngô nướng, đào, mận….. thêm vài phút bách bộ nữa để mua vé đi thăm khu du lịch Hàm Rồng, Vườn Lan Đông Dương, Thác Bạc - Cổng Trời, Sân Mây… hoặc khám phá và tìm hiểu cuộc sống cùng những nét văn hóa đặc sắc của những bản làng dân tộc ít người như người Dao, H’Mông, Tày, Nùng, Xaphó ở các bản Cát Cát, Sín Chải, Tả Phìn, Ô Quy Hồ, Tả Van, Lao Chải…
Đất nước ta có một Sa Pa thật độc đáo, quyến rũ!

Khi đời sống vật chất đang từng bước được cải thiện thì việc di du lịch, đi thăm thú  những cảnh đẹp của đất nước đã trở thành nhu cầu của nhiều người, nhất là vào những ngày lễ tết cuối năm.
Sa Pa từ lâu đã nổi tiếng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với cảnh sắc thiên nhiên độc đáo của vùng cao phía bắc, có nhiều dân tộc sinh sống, mang nhiều nét văn hóa đặc sắc về trang phục cũng như phong tục, tập quán…
Nếu ai chưa có dịp đến Sa Pa, đọc bài viết trên đây cũng có thể cảm nhận được những nét đẹp đặc trưng và quyến rũ của vùng đất du lịch không chỉ nổi tiếng trong nước mà nhiều du khách nước ngoài đã từng ngưỡng mộ Sa Pa và nhiều lần đặt chân tới nơi đây.  

Theo Dantri

Rớ Cửa Đại

Cửa Đại là nơi ba con sông Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng gặp nhau trước lúc đổ về biển Đông. Đây cũng là nơi có nghề kéo vó quay, tiếng địa phương gọi là “rớ chồ”, nổi tiếng từ lâu.
Nơi đây có lòng sông rộng, nhiều bãi cát bồi, nước lợ nên có nhiều loại tôm, cua, cá… tìm về trú ngụ. Có lẽ vì thế mà từ lâu cư dân vùng Cửa Đại đã quen lấy nghề đánh bắt thủy hải sản để làm kế mưu sinh.
Cửa Đại đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Du khách tham quan cuộc sống vùng sông nước Cửa Đại.
Đám cưới trên sông, một nét duyên quê vùng Cửa Đại.
Trút cá vào lòng xuồng.
Cư dân vùng Cửa Đại có nhiều lối đánh bắt cá  tôm nhưng độc đáo nhất có lẽ vẫn là lối kéo vó quay, tiếng địa phương gọi là rớ chồ. Nghề này không biết có tự bao giờ nhưng hiện nay ở khu vực Cửa Đại có tới hàng trăm cái rớ chồ được dựng lên vừa để kiếm cá tôm, vừa tạo nên một vẻ đẹp độc đáo cho vùng cửa biển ở xứ miền Trung này.
Rớ chồ được làm bằng một tấm lưới lớn, rộng khoảng 80 đến 130m2. Bốn góc rớ được cố định bằng bốn cây tre to cắm xuống lòng sông và được kết nối với một trục quay đặt trên một cái chòi qua hệ thống dây tời dài.
Để kéo được chiếc rớ khổng lồ này người ngồi trên chòi phải dùng hai chân đạp vào các thang của trục tời để quay cho rớ nổi lên khỏi mặt nước. Khi rớ được kéo lên, người ta bơi một chiếc xuồng nhỏ ra giữa sông, nhẹ nhàng dùng tay vén bụng rớ từ ngoài vào trong để dồn tôm cá vào phía cửa thoát nằm ở ngay dưới bụng rớ. Lúc cá tôm được dồn về một chỗ, họ lại nhẹ nhàng túm lấy miệng cửa thoát kéo thấp xuống để cho cá tôm trút hết vào lòng xuồng.
Nghề kéo rớ chồ hầu như hoạt động quanh năm, trừ những ngày nước sông dâng cao chảy mạnh. Hàng năm, cứ vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch, nghề kéo rớ chồ lại vào vụ hoạt động nhộn nhịp hơn cả.
Chòi kéo rớ dựng trên mặt nước.
Những chiếc rớ chồ vùng Cửa Đại.
Hoàng hôn trên Cửa Đại.
Thêm Bộ trục quay dây tời kéo rớ.
Ngày nay, nghề kéo rớ chồ vẫn là hoạt động mưu sinh chính của hàng trăm hộ gia đình sống ở khu vực Cửa Đại. Chính vì vậy mà vào những lúc sáng sớm hay khi hoàng hôn xuống, những chiếc rớ chồ ở Cửa Đại lại lung linh trong ánh nắng và mặt nước mênh mông tạo nên một cảnh đẹp nên thơ nơi miền sông nước Cửa Đại của Quảng Nam./.
Bài và ảnh: Lê Văn Ánh
Theo BAVN Online

Những 'hồn ma' nổi tiếng trên thế giới

Dù thực, hư chưa được kiểm chứng nhưng sự xuất hiện của những bức ảnh này đã khiến những người sống trong vùng càng kiên quyết khẳng định, những hồn ma trong ảnh là có thật.

Những trận chiến của các hồn ma

“Honting” là thuật ngữ  mà người ta dùng để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Bởi tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Đặc biệt, “Honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước đã diễn ra những trận ác chiến thực sự.

Những “trận đánh” của các linh hồn
Một trong những địa điểm như vậy nằm ở gần Ethin, nước Anh, hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen đã gặp nhau trong một trận quyết chiến vào năm 1643. Kết quả của trận quyết chiến ác liệt này là hơn 5.000 binh lính đã phải bỏ mạng oan uổng.

Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng... Sau đó, thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời chiều. Từ đó, những người dân ở đây đã tin tưởng đó là những đạo quân ma của những người đã chết mà vẫn chưa bỏ giấc mộng gươm giáo.


Hồn ma thích đi dạo

Khi đang dắt chó đi dạo trong công viên Kelsey ở Beckenham, một người đàn ông tên là Paul Reed đã chụp được hình ảnh lạ mà anh khẳng định là bóng ma của một phụ nữ sống ở thời Nữ hoàng Victoria (1837-1901).

Hồn ma của người đàn bà thích đi dạo

Ông Reed cho hay, bóng ma là một phụ nữ mặc chiếc váy thời Nữ hoàng Victoria. Cùng lúc ấy, con chó Harry của ông đã đột ngột dừng lại không nhúc nhích trong giây lát khi bóng ma xuất hiện. Những người dân ở đây cho rằng, bóng ma thuộc về một phụ nữ bị chôn trong công viên vào cuối thế kỷ 19. Người đàn bà này lúc còn sống có một thói quen là rất thích đi dạo.

Hai hồn ma cùng hiện về báo tin

Một người thợ ảnh đã làm dư luận ở Sunnyvale, Califonia sửng sốt khi chụp được khoảnh khắc một bóng trắng kì lạ ngồi chơi cùng những người công nhân tại 1 xưởng đồ chơi. Chính quyền địa phương đã mở rộng một cuộc nghiên cứu và liên lạc với các nhà tâm linh học để giải thích về bức ảnh trên.

Hai hồn ma hiện về báo, họ vẫn còn lang thang trong thành phố

Những người dân ở đó tin rằng bóng trắng mờ nhạt đó chính là hồn ma Johnny Jonhston – người đã đem lòng yêu một cô gái địa phương nhưng cuối cùng mối tình của họ không thành. Còn bóng trắng thứ haichính là một hồn ma lang thang nổi tiếng tại thành phố này. Khi các nhà tâm linh liên lạc với hai hồn ma trong bức ảnh trên, cả hai đều đã nhập vào thày đồng và cho biết, lí do họ xuất hiện chỉ là để… thông báo với mọi người biết rằng họ vẫn còn đang sống và đang ở ngay trong thành phố.

Hồn ma náo động ký túc xá

Bức ảnh này được chụp vào năm 1985 bởi một sinh viên tên là Christophe DiCesare tại kí túc xá trường đại học Geneseo, New York. Khi bức ảnh được rửa ra tất cả học sinh đều bị sốc khi nhìn thấy một bộ xương người in trên cửa sổ.

Rùng rợn bộ xương người in trên cửa sổ

Những sinh viên ở đây đều rỉ tai nhau câu chuyện về một học sinh tên là Tommy đã treo cổ tự tử tại kí túc xá này. Bởi vậy, vào ban đêm họ thường nghe thấy những tiếng bước chân trên các cầu thang rất kinh dị. Khi bức ảnh này xuất hiện, người ta càng khẳng định thêm hồn ma của cậu sinh viên xấu số là hoàn toàn có thật.

Hồn ma của nàng Jane u sầu

Bức ảnh này xuất hiện lần đầu tiên trên thời báo Chicago Sun, nó trở nên nổi tiếng vì người ta cho rằng hồn ma trong bức ảnh này là nàng Jane Seymour - một hồn ma có tiếng hay thơ thẩn dạo bước trên khoảnh sân rải đá cuội với ngọn nến leo lét trên tay.

Hồn ma nổi tiếng – nàng Jane Seymour vợ yêu của Henry VIII

Cung điện Hampton Court được xây dựng năm 1525 bên dòng sông Thames yên ả, cách trung tâm thành phố London 10 dặm về phía Tây. Đây đã từng là một trong ba cung điện yêu thích nhất của vua Henry VIII, tuy nhiên sau cái chết của nàng Jane Seymour - người vợ yêu thứ 3 đã bỏ mạng trong lúc sinh nở, cung điện bị “thất sủng” và trở nên quạnh quẽ dần.

Camera chống trộm đã “vô tình” ghi lại hình ảnh này trong một buổi chạng vạng tối. Sau khi bức ảnh này xuất hiện, người ta càng tin linh hồn của nàng Jane Seymour là có thật.

Ngọc Lê (Tổng hợp) 
Theo www.baomoi.com

Top 10 mỹ nữ Việt quyến rũ nhất 2010

Không thể phủ nhận được sức hấp dẫn của những ngọc nữ của làng giải trí Việt này trong năm 2010.

10. Hương Giang

Sức hấp dẫn của Hương Giang trải dài từ năm 2009, khi cô may mắn được tham dự Miss World 2009, những gì đạt được tại cuộc thi sắc đẹp lớn nhất hành tinh này ngoài mong đợi đối với Hương Giang và cả người hâm mộ. 
Trở về sau cuộc thi, Hương Giang được thăng hạng trong làng mẫu, giá cát sê nâng lên chóng mặt, vị trí trong làng giải trí cũng được chăm chút hơn bởi danh vị Top 16 Miss World. 
Ở tuổi đẹp nhất của người con gái, Hương Giang lên xe hoa với ý trung nhân mang quốc tịch Trung Quốc tại hòn đảo thơ mộng Phú Quốc vào những tháng cuối cùng của 2010. 
Sự kiện này đã không khỏi làm công chúng bất ngờ, bất ngờ bởi cô vẫn luôn nói "đang tìm", "chưa yêu", chưa cómột nửa của mình. Hy vọng trong năm 2011 sắp tới, vẫn sẽ là một năm của các Hoa hậu "tung hoành".
9. Thanh Hằng
Thanh Hằng là người mẫu (đúng nghĩa) duy nhất nằm trong danh sách Top 10 lần này. Cô cùng với Hoàng Yến hiện đang là hai cái tên đắt show event nhất hiện nay. 
Thanh Hằng là một tấm gương sáng cho những ai muốn thành công bằng thực lực với nghề người mẫu, cô biết chọn lọc sự xuất hiện và đòi hỏi thù lao với sức lao động của cô bỏ ra. 
Chính vì thế, hình ảnh của Thanh Hằng xây dựng được là một Quý cô người mẫu, không ồn ào, không quá màu mè õng ẹo mà chắc chắn và điều hiển nhiên là cát sê phải cao. 
8. Jennifer Phạm 
Năm 2010 là một năm sóng gió đối với Jenny, chuyện ly hôn, chuyện chồng cũ Quang Dũng lùm xùm với bài báo bình luận trên tạp chí. Jennifer Phạm vẫn thế, cô vẫn luôn dốc lòng tâm sự khi được phỏng vấn nhưng rồi xin cắt hết những chi tiết nhạy cảm hòng giữ lại hình ảnh đẹp của người vợ và người mẹ. 
Những thông tin ỡm ờ như "Quang Dũng không còn quan tâm", "Không đi chung đường tình" đã khiến công chúng mệt mỏi nhưng không khiến họ thôi quan tâm đến cô và chồng cũ. 
Nếu Jenny không lấy chồng Việt, không tham gia làng giải trí thì cô vẫn mãi chỉ là một cô gái với cái tên lai lai, mái tóc nhuộm vàng chóe, cũng không một ai biết về khả năng dẫn tiếng Anh lưu loát và vẻ đẹp tròn đầy, duyên dáng của người con gái mang dòng máu Việt. 
Sau những lần xuất hiện mờ nhạt, mắt lờ lờ vô hồn tại các buổi event, Jenny đã biết mình nên xây dựng ảnh tiếp theo cho bản thân là gì. Khá khen cho sự đổi mới của Jenny. 
7. Nguyễn Thị Huyền 
Tước bỏ lớp son phấn và danh hiệu, Nguyễn Thị Huyền đối diện với chính mình và với cuộc hôn nhân tan vỡ. Huyền trở thành bà mẹ đơn thân. Phải chăng quyết định lấy chồng chóng vánh đã khiến cho cuộc hôn nhân này không bền vững? 
Phải chăng chỉ vì một lý do "trời ơi" rằng cô là Hoa Hậu, Hoa hậu thì đa truân? Nhiều lý do và giả thiết được đưa ra nhưng cô vẫn im lặng mặc cho dư luận bủa vây bởi dù có sống một mình thì cô vẫn ổn, vẫn chăm con hoàn hảo, vẫn hạnh phúc dù nụ cười có đượm buồn, ánh mắt bớt rạng ngời như thuở hạnh phúc... 
Huyền đang là mục tiêu săn đón của nhiều đàn ông bởi cô đẹp, cô thông minh và cô cũng khá..."tinh quái". 
6. Hoàng Thùy Linh
Ai cũng có lỗi lầm nhưng không phải ai cũng biết đứng dậy, làm lại và bước đầu được công nhận thành công như Linh. 
Hoàng Thùy Linh bước chân vào làng giải trí từ khá sớm, thế nên phần nào đã tôi luyện cho cô một tinh thần thép và bản lĩnh vững vàng. Với 2010, Hoàng Thùy Linh có kế hoạch trở lại với làng showbiz Việt một cách khôn ngoan, sản phẩm âm nhạc chất lượng dù không phải là "đỉnh" của năm nhưng chứng tỏ sự lao động nghệ thuật nghiêm túc ngày trở lại. 
Mỗi lần Hoàng Thùy Linh xuất hiện là kéo theo nhiều chú ý và dư luận, tên tuổi của cô nằm trong top những từ tìm kiếm trên các tờ báo mạng và là ca sĩ trẻ có mức cát sê cao nhất Miền Bắc hiện nay. 
5. Minh Hằng 
Đã qua thời mập ú, thân hình kém uyển chuyển, Minh Hằng giờ đã đẹp hơn: da trắng, khuôn mặt thanh tú, sài đồ hiệu và là một trong những cái tên ca sĩ trẻ hot nhất Miền Nam. 
Không lạm bàn đến lĩnh vực âm nhạc mà Minh Hằng theo đuổi, chỉ cần chú ý đến mật độ phủ sóng của cô qua bộ phim "Ngôi nhà hạnh phúc" phiên bản Việt, nhà nhà xem phim, người người bàn tán. 
Dù phim có hơi dở một chút, dù cho diễn xuất có hơi cứng, sự lạm dụng cơ mặt một cách thái quá của những diễn viên tay ngang thì không ai có thể phủ nhận chính nhờ bộ phim, các diễn viên đều "thăng hạng" trong giới truyền thông. Từ diễn viên chính Minh Hằng cho đến diễn viên hài duyên "ngầm" Hiếu Hiền. Minh Hằng đang có những lợi thế và điều kiện vượt trội mà mọi cô gái ở tầm tuổi cô đều mơ ước. 
4. Ngô Thanh Vân 
Ngô Thanh Vân dành hẳn năm 2009 làm việc cật lực với những dự án phim ảnh hoành tráng để rồi 2010 là năm nghỉ ngơi và đặt đam mê vào nhảy và âm nhạc. 
Ngô Thanh Vân đăng quang "Bước nhảy hoàn vũ" lần đầu được tổ chức, cho ra mắt nhóm nhạc "Gà" sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng. Công chúng biết đến NTV Virus với cương vị người mẫu, diễn viên, ca sĩ và mới nhất là doanh nhân, producer chuyên nghiệp. 
Vân vẫn vậy, vẫn miệt mài với công việc còn chuyện tình cảm được gác sang một bên, chia sẻ một cách nhỏ giọt cũng là một cách khôn ngoan để báo giới chú ý hơn vào những gì cô đang chú tâm. Ngô Thanh Vân là hình mẫu điển hình cho người phụ nữ hiện đại và độc lập.
3. Hồ Ngọc Hà
2010 là năm của Hồ Ngọc Hà, một năm với nhiều sóng gió đến từ cuộc sống cá nhân, nghỉ dưỡng, mang thai, sinh con rồi lại nghỉ dưỡng và bất ngờ quay trở lại làng giải trí. 
Tên tuổi Hồ Ngọc Hà có thể được xem là nóng hổi kéo dài suốt tận 4 tháng kể từ khi thông tin cô mang thai cậu con trai quý tử với doanh nhân trẻ tuổi Quốc Cường Gia Lai. 
Sau khi sinh con, Hồ Ngọc Hà lên kế hoạch trở lại làng giải trí với một album đắt khách - "Tìm lại giấc mơ" với mật độ phủ rộng trên hầu hết những sân khấu lớn. Thời gian sắp tới, Hà Hồ trở lại với hai liveshow tại hai điểm đầu TP.HCM và Hà Nội hứa hẹn nhiều bất ngờ từ thương hiệu "mô hình giải trí hoàn hảo" Hồ Ngọc Hà.
2. Mai Phương Thúy 
"Người đẹp từ thiện" hay "Hoa hậu nhân ái" đều là những cụm từ cao quý dành tặng cho Mai Phương Thúy.
Mai Phương Thúy được yêu mến bởi cuộc sống hướng thiện, không hoa mỹ mặc dù các phát ngôn của cô hơi mâu thuẫn.
Cách đây vài tháng, Thúy chia sẻ rằng cô đang hạnh phúc bên người yêu không khiến lượng fan của cô sụt giảm. Mai Phương Thúy dược xem là Hoa Hậu thành công nhất tính cho đến thời điểm này.
Thúy thành công bởi cô đã biết làm cho vương miện của cô thêm sáng, biến những ánh hào quang của vương miện thành giá trị thực, mang lại niềm vui cho những mảnh đời bất hạnh và kém may mắn. Mai Phương Thúy là tấm gương sáng cho những Hoa Hậu kế cận cô tiếp bước và học tập.
1. Tăng Thanh Hà 
Tăng Thanh Hà là ai? Tại sao cô ấy lại có sức hút với giới truyền thông đến vậy? Cô ấy đã có người yêu chưa? Những câu hỏi và sự quan tâm tới người đẹp họ Tăng này chưa bao giờ giảm nhiệt.
Bất cứ bộ ảnh, thông tin nào liên quan đến Hà đều được công chúng tiếp nhận và đọc một cách "ngấu nghiến". Tăng Thanh Hà không gây sốt bằng những phát ngôn shock hay scandal tai tiếng, sức hút của cô đến từ cuộc sống giản đơn, mộc mạc và đáng ngưỡng mộ.
Từ một người mẫu ảnh cho đến một doanh nhân thành đạt, một diễn viên tên tuổi, đối với Tăng Thanh Hà không dễ dàng, dù những bước chân trần trên thảm đỏ bị cắt cứa bởi gai hoa hồng nhưng cô khôn ngoan và biết tạo dựng cho mình một hình ảnh quý cô thanh lịch, văn minh.
Báo chí đánh giá rất cao lối hành xử của Hà Tăng sau những lần vô tình vướng tai tiếng, bởi một quy tắc bất di bất dịch trong tâm trí của cô là "nếu quà ta không nhận sẽ không phải là của mình". Hà Tăng sẽ còn khiến cộng động mạng "điên đảo" và "phát sốt" trong năm 2011, chắc chắn cả những năm sau đó nữa.
Theo 2 Sao

Thiền và Trí thức

Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
Đã thấy có các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học giả, nhà vật lý, kiến trúc sư, luật gia… và khá nhiều bạn trẻ. Cũng như mọi lần, câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng trở lại và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Y tế chỉ làm mỗi việc “cứu tế về y khoa” khi ta đau ốm quặt quẹo. Sức khỏe lại là chuyện của mỗi người, của mọi người. Khi melamine ở trong sữa, kích thích tố sinh dục ở trong thịt, thuốc trừ sâu ở trong rau… thì bác sĩ làm sao? Khi bụi khói đầy đường, tiếng ồn đinh tai nhức óc thì bác sĩ làm sao? Tại sao nhiều diễn viên tài tử gìàu có xinh đẹp bỗng một hôm thắt cổ hoặc uống thuốc độc tự tử? Tại sau lâu lâu một tỷ phú đại gia nhảy lầu? Thì ra đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân sâu xa của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.  Cho nên cứ xà quần như vậy. Có cách nào không?
Có. Thiền. Thiền có thể góp phần giải quyết căn cơ. Thiền giúp ta biết “dừng lại”, thôi đi. Thiền giúp ta nhận ra những “điên đảo mộng tưởng”. Nhưng thiền là gì? Cách nào? Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất mà cốt lõi nhất. Đó là Thở. Thở bụng. Ô hay, thở phải bằng ngực chứ, phổi nằm ở ngực kia mà? Phổi nằm ở ngực, nhưng thở nằm ở bụng. Cứ nhìn một em bé đang ngủ say mà xem? Cứ nhìn một người bình thường đang ngủ yên mà xem? Chỉ có cái bụng là phình lên xẹp xuống, còn cái ngực thì… im re. Thật vậy, khi cái ngực mà khò khè, mà cò cử thì nó đã bị bệnh rồi, đã suyễn hoặc viêm phổi tắt nghẽn mạn tính rồi. Nói khác đi, cách thở sinh lý, thở thiên nhiên, thở bình thường chính là thở bụng. Người khỏe thì luôn thở bụng nên thở bụng làm cho ta khỏe. Chỉ có vậy. “Bí quyết” nằm ở chỗ đơn giản nhất đó. Các phương pháp khí công, dưỡng sinh, yoga, thiền… đều bắt đầu bằng tập thở bụng. Tại sao phải tập? Bởi không biết tự lúc nào con người lại xa rời cái nguồn gốc tự nhiên của mình, bày ra trò thở ngực, cũng như thay vì ăn những thức ăn lành mạnh sẵn có trong thiên nhiên thì con người chế biến đủ kiểu cho nó hư đi. Do vậy, thở phải được rèn tập trở lại. Về sinh lý, cơ hô hấp chính của ta là cơ hoành, vắt ngang giữa bụng và ngực chớ không phải cơ gian sườn hay cơ cổ. Khi các cơ gian sườn, cơ cổ mà ráng sức phì phò thì đã bệnh rồi.  Nhắc lại phương pháp thở bụng của Nguyễn Khắc Viện, của Dean Ornish, của Deepak Chopra và cả kinh nghiệm bản thân. Phương pháp đơn giản, không tốn kém này hiện nay ngày càng được phổ biến ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới đễ chữa stress, căn nguyên các bệnh dịch không lây như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,  gout…
Nhưng, thiền không dừng ở đó. Sau thở bụng, bước tiếp theo là “dõi theo” và “suy tưởng” về cái hơi thở đó. Nó vào nó ra nó lên nó xuống nó phồng nó xẹp. “Dõi theo” khác với “theo dõi”. Theo dõi mệt lắm. Dõi theo thì ung dung hơn. Cứ thả cho nó sao thì sao, chỉ cần dõi theo và ghi nhận, không bình luận, không phê phán. Trí thức vốn hay bình luận, hay phê phán… nên trí thức thường thất bại trong thiền. Một người hàng thịt buông dao thành Phật. Trí thức còn lâu! Nhưng trí thức lại có cái hay của nó. Nó không dễ tin. Nó ngờ. Nhưng, đại nghi đại ngộ. Càng nghi càng ngộ. Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, một nhà minh triết – Dức Phật- bảo đừng vội tin tôi, cứ đến nếm thử đi rồi biết. Đến và nếm thử. Đến là thực hành. Làm đi, đừng nói nữa. Vụ này nói không được, “bất khả thuyết”! Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình cảm nhận, tự mình thể nghiệm để riêng mình cảm nhận, không thể nhờ ai khác. Thở mà cũng phải nhờ người khác thở giùm hay sao? Tôi ngạc nhiên thấy các ông thầy dạy “thở” bắt người ta làm theo ý mình. Làm theo sao được! Mỗi người có cái sinh lý, thể chất, tâm lý riêng của mình chứ. Nắm lấy nguyên tắc thôi, rồi thực hành theo kiểu của mình. Bắt chước người khác, tẩu hỏa nhập ma như chơi! Họa sĩ Hoàng Lập Ngôn có lần nói với tôi là ông đi máy bay từ Hà Nội vào Saigon chỉ thở 60 lần là tới nơi, nghĩa là mỗi hơi thở của ông dài 2 phút. Máy bay bay 2 giờ, ông thở 60 lần. Còn ta, bắt chước ông sao được. Ông có cái sinh lý của ông, lại rèn tập từ thuở nhỏ.
Cái hay thứ hai của trí thức là “suy tưởng”. Thiền cần suy tưởng. Không phải suy tưởng chuyện tranh bá đồ vương, gồm thâu lục quốc, nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị  gì đâu!  Trước hết là suy tưởng về cái hơi thở đang vào đang ra kia! Tưởng nó là của ta mà chẳng phải của ta. Tưởng nó ở trong ta mà hóa ra ở ngoài ta. Tưởng ta điều khiển nó mà thật ra nó cóc cần ta. Lợi ích bất ngờ là sự dõi theo và suy tưởng “hồn nhiên” đó ai dè  giúp ta cắt đứt dòng “tâm viên ý mã” linh tinh khác, gom thân tâm ta về một mối là hơi thở của chính mình, ở đây và bây giờ, dứt bặt những âu lo phiền muộn. Nói khác đi, nó làm ta được “thảnh thơi”, nó giải stress, nghĩa là mang lại sức khỏe, an lạc, hạnh phúc.
Thiền có thể làm ta được thảnh thơi, giải stress, mang lại sức khỏe, an lạc, hạnh phúc ư? Tin được không? Có cơ sở khoa học nào không? Trí thức sẽ hỏi. Đâu dễ tin. Và câu trả lời là có. It ra là về mặt sinh học. Thở chẳng phải trước hết là chuyện sinh học ư? Ta cần lấy Oxy từ bầu khí quyên đưa vào phổi, rồi máu mang Oxy đó đến từng tế bào trong cơ thể để tạo ra nặng lương cho sự sinh tồn và hoạt động của ta. Một người chạy đua 100m phải nín thở để chạy, đến nơi anh ta thở hào hễn vì phải trả “nợ Oxy” đã vay mượn trong lúc nín thở. Cơ thể ta lúc nào cũng ở trong tình trạng căng cứng để đi đứng nằm ngồi. Các cơ bắp luôn luôn co duỗi để giữ cho ta có một tư thế theo ý muốn. Sự căng cứng cơ bắp (tonus musculaire) đó tiêu thụ khoảng 40% năng lượng. Nếu có cách nào làm giảm sự căng cứng cơ ta sẽ tích lũy năng lượng đáng kể, cơ thể nhờ đó mà đỡ vất vả, sảng khoái hơn. Riêng não bộ tuy chỉ chiếm có 2% thể trọng mà tiêu tốn đến 30% năng lượng. Nếu có cách nào đó làm cho não bộ được nghỉ ngơi, tích lũy thêm một khối năng lượng đáng kể nữa, các tế bào nhờ đó mà đỡ vất vả, sảng khoái hơn! Sự sảng khoái đó trong thiền gọi là “thiền duyệt”. Câu hỏi đặt ra là tại sao não bộ lại xài phí tiêu hoang năng lượng nhiều đến vậy? Thì ra não lúc nào cũng ở trong trạng thái “điên cái đầu”, lúc nào cũng nghĩ ngợi lung tung, tâm viên ý mã! Trí thức- hoạt động trí não nhiều- càng dễ bãi hoãi, kiệt sức, quên trước quên sau, đến bác sĩ, bác sĩ chẩn đoán “mệt mỏi kinh niên không rõ nguyên nhân”, nghĩa là bí… Lúc say mê làm việc trí thức thường quên thở để sau đó lại hào hễn, trả nợ Oxy. Thiền vừa làm giãn cơ, vừa làm lắng dịu các hoạt động lăng xăng của não, nhờ đó mà giúp cơ thể thảnh thơi, an lạc. Hoạt động thể chất sau đó sẽ bền bĩ hơn, suy tưởng sau đó sẽ tập trung hơn, sáng suốt hơn.
Trong lúc tập trung dõi theo hơi thở như thế, những câu hỏi sẽ gợi lên: Tại sao phải thở? Không thở được không? Tại sao ta cần Oxy (O2) – khí thải của cây xanh- trong khi cây xanh cần Carbonic (CO2) – khí thải của ta? Có sinh vật nào sống mà không cần Oxy không?…  Câu trả lời sẽ liên quan đến khí quyển, đến môi trường, đến cây xanh, đến sinh vật hiếm khí, vi khuẩn sống trong núi lửa, trong băng tuyết… Rồi nhìn ra mênh mông, thấy không chỉ một vũ trụ (universe) mà là đa vũ trụ (multiverse), tam thiên đại thiên thế giới, với trùng trùng duyên khởi … từ đó, có hôm nào nhận ra thực tướng vô tướng, cái mà bây giờ người ta gọi là “Theory of Everything” (?)… hay như Stephen W. Hawking giật mình nhận ra cái The Grand Design, “vô sở tùng lai diệc vô sở khứ” (?). Thiệt ngộ, chỉ với C, H và O quấn quít lấy nhau, khi cần ngọt ngào thì có đường, khi cần chua chát thì có dấm, khi cần đắng cay lại có chút rượu mềm môi?
Khi bản đồ gen người được thiết lập, các nhà sinh học giật mình thấy cái cây cổ thụ ngoài sân chứa đến 70% gen người, ai dám bảo không có chuyện “thạch nữ giá bồ lang”? Cái cọng cải non xanh kia có đến 26% gen người, rồi ruồi giấm, chuột bọ… Chuột có đến 97.5% gen người nên mới có đám cưới chuột, mới có “chuột kêu chút chít trong rương / anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay”! Ểnh ương, tắc kè, thằn lằn, rắn mối… con nào cũng phì phò xì xụp, cũng phình phình xẹp xẹp đó thôi…
Thiền còn giúp ta thấy sinh trụ dị diệt, thấy mỗi hơi thở là một kiếp người. Bé sơ sinh hít mạnh hơi vào thì cụ già thở hắt hơi ra. Giữa hai lần thở đó là những làn sóng lăn tăn,  dài ngắn. Đừng tìm kiếm thần thông phép lạ. Thần thông phép lạ đầy rẫy quanh ta.
Buổi trò chuyện chuyển sang phần hỏi đáp. Chỉ xin ghi lại vài câu.
1) Kiếm hiệp hay nói “đưa hơi xuống huyệt đan điền” là sao?
Đó chính là cách thở bụng. Khi hít vào, đẩy cơ hoành xuống càng sâu càng tốt, xuống tận huyệt “đan điền”. Huyệt đan điền nằm dưới rún ba lóng tay, khoảng 4cm. Đan là thuốc, điền là ruộng. Đan điền là ruộng thuốc. “Linh đan diệu dược”. Người xưa coi thở bụng là phương pháp luyện công tốt nhất, được sử dụng trong võ thuật và phép tu tiên để trường sinh bất lão. Thực ra cơ hoành chỉ di chuyển được khoảng 7 cm thôi, chưa quá rún, cũng đã đưa vào hơn 1,5 lít không khí rồi. Nhưng, cần để ý, ráng sức thở sâu quá sẽ dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”.
2) Dùng ý dẫn khí đến những nơi mình muốn có được không? Chẳng hạn đến tận ngón tay, ngón chân, các khớp đang đau nhức?
Được. Ý dẫn các pháp mà! Về sinh học, hệ thống mao mạch dài đến 100.000 km (hai vòng rưởi xích đạo quả đất chớ ít gì!) dẫn khí đến tận từng tế bào trong cơ thể con người. Mỗi tế bào thực chất là một… sinh vật, chúng hấp thu Oxy để tạo năng lượng. Dùng ý dẫn khí là một cách nói, nhấn mạnh khả năng đưa khí lưu chuyển toàn thân, đến từng tế bào nhờ hệ thống mao mạch này. Hiện tượng viêm trong y học – sưng, nóng, đỏ, đau- chính là đưa máu dồn về nơi có bệnh để chữa trị, tập trung Oxy nhiều đến đó để tăng cường năng lượng.
3) Tôi học cách thở âm và thở dương? Thở dương là đưa hơi qua mũi, theo nhâm mạch xuống đan điền, hậu môn, rồi nhíu hậu môn lại; thở âm là đưa hơi lên đỉnh đầu, theo đốc mạch đến hậu môn, nhíu hậu môn lại… để chữa trị các trạng thái âm và dương của thân tâm đúng không?
Đúng. Bí quyết nằm ở chỗ “nhíu hậu môn”. Những thứ khác thực chất vẫn là thở bụng, thở sâu. Khi vỏ não tập trung vào điều này thì không thể cùng lúc tập trung vào điều khác. Hai người sắp đánh nhau mà nghe động đất sợ quá bỏ chạy quên đánh nhau. Cái “sợ” đã thay chỗ cho cái “giận” ở vỏ não. Một người ở trạng thái buồn bã (âm) hay trạng thái kích động (dương) mà biết tập trung vào hơi thở sâu, tập trung vào chuyện “nhíu hậu môn”  thì “công tắc” đã chuyển sang hướng khác ở vỏ não.
4) Nghi ung thư, làm xét nghiệm không có gì, chỉ bị cao huyết áp (HA). Mua máy đo HA về đo mỗi ngày cả chục lần, lúc nào cũng cao, chỉ khi uống vài ly thì HA mới xuống?
Một tỷ phú Mỹ thường đọc báo y học nghi mình bị ung thư. Khám bác sĩ, bình thường. Không tin, đến bác sĩ khác. Cuối cùng gặp một bác sĩ giỏi, biết ngay là ung thư. Mừng vì mình chẩn đoán bệnh giỏi hơn các bác sĩ, tỷ phú hiến hết tài sản rồi đi chu du khắp thế giới trước khi chết, mời cả cô y tá xinh đẹp của bác sĩ cùng đi. Sáu tháng sau, dẫn vợ -cô y tá bấy giờ đã là vợ- về thăm bác sĩ, hoàn toàn khỏe mạnh. Bác sĩ cười: ông chỉ “bệnh tưởng”! Vụ HA thì chính cái máy đo là thủ phạm. Mỗi lần đo là mỗi lần lo lắng, căng thằng nên HA tăng cao. Khi có vài ly vào thì hết lo, hết căng thẳng.
*
Nhưng thiền không dừng lại ở đó. Nó mở ra những khoảng mênh mông bất khả tư nghì!
Đỗ Hồng Ngọc (Theo dohongngoc.com)

Đạo Phật giúp doanh nhân tìm được con đường đi tới hạnh phúc

Doanh nhân cũng như bao người khác, mục đích sống của cuộc đời là tìm kiếm hạnh phúc. Mọi người vẫn nghĩ rằng doanh nhân đầy đủ vật chất, tiền bạc và danh vọng, họ sẽ chẳng có lí do gì để lo âu và đau khổ.
Doanh nhân cũng như bao người khác, mục đích sống của cuộc đời là tìm kiếm hạnh phúc. Mọi người vẫn nghĩ rằng doanh nhân đầy đủ vật chất, tiền bạc và danh vọng, họ sẽ chẳng có lí do gì để lo âu và đau khổ. Nhưng thực tế, đa số doanh nhân đều nói rằng cuộc sống của họ luôn bị bao vây bởi phiền não, âu lo và khổ đau còn hạnh phúc thì hiếm như nắng hạn khát mưa rào. Họ khao khát có được hạnh phúc, có được sự bình yên nhưng không phải ai cũng biết cách để đạt được điều đó.
Hội trường của buổi tọa đàm Buông xả phiền não, an lạc từ tâm
Gần đây, có một xu hướng mới doanh nhân tìm đến với đạo Phật để mong muốn tìm kiếm con đường đến với hạnh phúc. Tại buổi tọa đàm “Buông xả Phiền Não để An lạc từ Tâm” do CTCP Sách Thái Hà tổ chức ngày 18/12 vừa qua, rất nhiều doanh nhân đã đến tham dự. Và sau buổi tọa đàm, cảm nhận chung của doanh nhân đều thấy lòng mình được lắng lại, được chia sẻ và dường như ít nhiều trong số họ nhận thấy rằng đạo Phật có thế giúp con người sống hạnh phúc hơn. Hạnh phúc là gì?

Biết bao doanh nhân ngày đêm đi kiếm tìm định nghĩa hạnh phúc cho riêng mình. Nhiều người tìm hoài mà không thấy, nhiều người cứ ngỡ tìm thấy rồi nhưng hóa ra không phải. Tại buổi tọa đàm, các doanh nhân nói riêng và mọi người nói chung đã được thầy Thế Đăng - một tu sĩ Phật giáo thọ đại giới đã gần 40 năm, hiện là trụ trì chùa Phổ Quang giảng giải cho nghe định nghĩa thế nào là hạnh phúc.

Nhiều người ví hạnh phúc giống như tấm bằng khen treo trên tường, cần phải trải qua một lần cạnh tranh và phấn đấu thì mới đạt được. Vì thế mọi người hường hay nói hạnh phúc là “tìm kiếm” hay “giành lấy”. Nhưng theo thầy Thế Đăng, hạnh phúc là là những điều có ngay từ trong chính thân tâm mình chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài thân tâm.

“Đời là bể khổ. Khổ là cái chung của tất cả con người, không phân biệt giai cấp, tầng lớp. Không ai sống trên đời là không có phiền não và lo âu. Không phải làm vua là suốt đời sung sướng, hạnh phúc. Không phải là doanh nhân cứ có nhiều tiền tài, danh vọng là có được hạnh phúc… Hạnh phúc không phải là thành quả gắn liền vời tiền bạc, địa vị và danh vọng. Con người có được hạnh phúc hay không là phụ thuộc vào thái độ của mỗi người đối với “bể khổ” mà tạo hóa đã sinh ra…”, thầy Thế Đăng chia sẻ.

Buông xả phiền não, hạnh phúc sẽ trong tầm tay…

Đạo Phật nói rằng con người càng nhiều ham muốn thì càng nhiều phiền não, và càng nhiều phiền não nên con người mới đau khổ. Phiền não là cái khổ thứ hai chồng lên cái khổ đang phải gánh chịu. Bị bệnh là một cái khổ, nhưng suốt ngày than vãn, rên rỉ sẽ không chỉ gây thêm phiền não cho bản thân mà còn làm người khác phiền não. Nếu con người suốt ngày chỉ thấy phiền não thì sẽ không cảm thấy được hạnh phúc.

Cùng với thầy Thế Đăng, giáo sư Tuấn Mẫn, hiện là Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký Tòa soạn Tạp chí Văn hóa Phật Giáo cũng đồng ý rằng hạnh phúc là tự tâm. Tâm thảnh thơi, vui vẻ, an lạc, con người sẽ luôn cảm thấy được hạnh phúc. Giáo sư nói tâm an lạc phải là tâm không tham. Tâm tham là tham nhiều, tham cho mình thì sẽ gây đau khổ cho chính mình. Và tâm tham còn là khi lòng tham gây nhiều người khác cùng khổ. Càng nhiều lòng tham con người càng khổ bởi cái tâm luôn bất an, luôn thấy phiền não nên không bao giờ có được hạnh phúc.

Không có tiêu chuẩn chung về hạnh phúc cho tất cả mọi người. Nhưng tiêu chuẩn chung để có hạnh phúc là tự mình xóa bỏ tự ngã, xóa bỏ lòng tham, sự ích kỷ để tiêu diệt phiền não. Càng vô ngã bao nhiêu con người sẽ hạnh phúc nhiều bấy nhiêu.

Giáo sư cho rằng hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ cá nhân, sự vật bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hoặc vô thường mà là trạng thái luôn vui vẻ, an lạc vì không có phiền não. “Bởi thế, mọi người nên thấy rõ phiền não, mạnh dạn áp dụng phương pháp hóa giải, đối trị phiền não, cuối cùng là buông xả hoàn toàn phiền não, thì hạnh phúc sẽ trong tầm tay”, giáo sư khẳng định.

Cả giáo sư Mẫn và thầy Thế Đăng đều nhận thấy rằng đến với Phật giáo, thì tinh thần được an lạc, bình an nhiều hơn bởi vậy họ cảm nhận được hạnh phúc, niềm vui cuộc sống nhiều hơn. “ Để cảm nhận được làm sao tâm hồn được an lạc, mỗi người cần có một lần tiếp xúc thật sự với Phật giáo”, thầy Thế Đăng nói. Cảm giác an lạc đến từ cách  mỗi người tiếp xúc với Phật..Phật giáo không phải là những gì cao siêu, xa lạ với cuộc sống. Phật giáo là những gì rất gần với cuộc sống. Đến với Phật giáo mỗi ngày bằng cách này hay cách khác sẽ giúp thanh lọc tâm hồn, gột rửa bụi bặm, phiền não. Cái Tâm được làm mới mỗi ngày “Tâm nhật nhật tâm” thì tự khắc bạn sẽ thấy tâm hồn an lạc, vui vẻ và thay vì phiền não, hạnh phúc sẽ ở vây quanh…

Thanh Loan
(theo tamnhin.net)

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

10 hiện tượng chưa có lời giải

Theo Tạp chí khoa học LiveScience, hiện vẫn còn 10 hiện tượng bí ẩn chưa được khoa học giải thích một cách trọn vẹn.
Mối quan hệ cơ thể và tinh thần
Ngành y học mới chỉ bắt đầu hiểu được cách thức tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể con người. Một ví dụ điển hình là Ngành y học mới chỉ bắt đầu hiểu được cách thức tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể con người...
Hiệu ứng "giả dược" (placebo), người bệnh cảm thấy đỡ bệnh khi uống một loại thuốc mà họ tin tưởng có đem lại hiệu quả chữa bệnh.
Sức mạnh tâm linh và hiện tượng ngoại cảm (extra-sensory perception - ESP)
Sức mạnh tâm linh và hiện tượng ngoại cảm được xếp vào một trong mười hiện tượng vẫn chưa có lời giải thích bởi niềm tin vào hai hiện tượng này vẫn còn rất phổ biến. Rất nhiều người tin tưởng rằng trực giác là một dạng của sức mạnh tâm linh, một cách tiếp cận những kiến thức đặc biệt về thế giới hoặc về tương lai.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra những người tự cho rằng mình có sức mạnh tâm linh, dù kết quả dưới những điều kiện có cơ sở khoa học cho đến nay vẫn còn khá mơ hồ. Một số lại cho rằng sức mạnh tâm linh không thể kiểm tra được, hoặc vì một lý do nào đó mà sức mạnh này bị giảm sút đi khi có mặt của những người hoài nghi hoặc các nhà khoa học. Nếu điều này là sự thật, khoa học sẽ không bao giờ chứng minh hoặc phản bác được sự tồn tại của sức mạnh tâm linh.
Những “kinh nghiệm” lúc cận kề với cái chết và cuộc sống sau khi chết
Những người đã từng một lần cận kề với cái chết, đôi khi cũng kể lại những sự việc rất huyền bí mà họ đã trải qua khi chuẩn bị đối mặt với cái chết (như đi vào một đường hầm tối và hiện ra trong một ánh đèn sáng, được đoàn tụ với những người thân yêu quý, một cảm giác hòa bình...).
Do vậy, rất có thể rằng còn có một cuộc sống đằng sau ngôi mộ. Trong khi những sự việc trên còn đang được nghiên cứu, vẫn chưa ai có thể trở về mà có thể mang theo chứng cứ hoặc những thông tin khác nhau về “một cuộc sống đằng sau ngôi mộ”. Những người hoài nghi thì cho rằng những sự việc trên có thể giải thích như là những ảo giác tự nhiên hoặc đoán biết được của một bộ não đã bị tổn thương. Do vậy, vẫn chưa có cách nào để có thể biết chắc được cái gì tạo nên những sự việc lúc sắp qua đời hay chúng có thực là những ảo giác về “một khía cạnh khác”.
Vật thể bay không xác định
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa khi những vật thể bay không xác định là hoàn toàn có thật - rất nhiều người đã nhìn thấy trên bầu trời nhiều vật thể mà họ không thể xác định đó là máy bay hay các vì sao. Dù những vật thể hay những ánh đèn này có là các con tàu vũ trụ có nguồn gốc ngoài Trái đất hay không thì nó còn là một vấn đề hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, trong khi những điều tra kỹ càng tiết lộ những căn nguyên đã biết về các vật thể được trông thấy rõ nhất, một số trường hợp của vật thể bay không xác định vẫn chưa thể giải thích được.
“Cảm giác ngờ ngợ” - Déjà vu
Déjà vu là một cụm từ tiếng Pháp có nghĩa rằng “đã gặp”, nhằm chỉ một cảm giác huyền bí, khó hiểu nào đó trước những sự việc cụ thể dường như đã gặp trước đó.
Ví dụ như một người phụ nữ có thể đi vào trong một tòa nhà, ở một nước mà cô chưa từng đến, và có cảm giác rằng sự bố trí ở đó quen thuộc đến kỳ lạ. Một số thuộc tính dường như liên quan đến các vấn đề về tâm linh hay những ý niệm lờ mờ nảy sinh về cuộc sống của những người quá cố. Cũng giống với trực giác nghiên cứu về tâm lý học, con người có thể đưa ra những lời giải thích mang tính tự nhiên hơn, tuy nhiên rốt cục thì nguyên nhân và bản chất tự nhiên của hiện tượng vẫn luôn là một sự huyền bí.
Ma
Từ vở kịch “MacBeth” của Shakespeare tới chương trình “Medium” của đài NBC, linh hồn của người chết từ lâu đã hiện hữu trong nền văn hóa của chúng ta và được mọi người bàn tán nhiều trong dân gian. Rất nhiều người đã kể lại rằng họ đã nhìn thấy sự xuất hiện lờ mờ của bóng những người lạ mặt hay những người thân đã quá cố.
Dù những chứng cứ xác thực về sự tồn tại của ma thường ít được nhắc tới, những người làm chứng thật thà nhất tiếp tục kể rằng họ đã nhìn thấy chụp được và thậm chí còn có thể nói chuyện với bóng ma. Những người tham gia điều tra về ma hi vọng một ngày họ sẽ chứng minh được người chết có thể nói chuyện với người sống, giúp đưa ra câu trả lời cuối cùng cho điều huyền bí trên.
Những vụ mất tích bí ẩn
Có nhiều lý do cho những vụ mất tích. Có những người cố tình bỏ trốn, một số bị lẫn trong những vụ tai nạn, một số bị bắt cóc hoặc bị giết, nhưng cuối cùng thì hầu hết những người mất tích đều được tìm thấy. Việc tìm thấy những người mất tích thường thông qua công tác điểu tra của giới cảnh sát, chứ không bao giờ được phát hiện bởi những “nhà trinh thám có sức mạnh tâm linh”. Nhưng khi chứng cứ không rõ ràng và các đầu mối bị mất tích, thì thậm chí cả cảnh sát và giới khoa học tâm linh cũng khó có thể mò ra bọn tội phạm.
Trực giác
Dù chúng ta có gọi trực giác là những cảm giác đặc biệt (gut feelings), "giác quan thứ 6", hay một khái niệm nào khác, thì mọi người đều phải thừa nhận rằng chúng ta đều có trực giác vào một thời điểm nào đó. Dĩ nhiên, những cảm giác đặc biệt này thường không đúng (đã bao nhiêu lần bạn có cảm giác máy bay của rmình đi xuống trong quá trình vận hành?), nhưng hầu hết họ đều đúng.
Các nhà tâm lý học lưu ý, con người trong tiềm thức vẫn thu nhặt thông tin về thế giới xung quanh, làm cho chúng ta có vẻ như cảm giác được hay biết được thông tin mà thực sự chúng ta cũng không biết chính xác tại sao và làm cách nào chúng ta lại biết được nó. Nhưng các trường hợp về trực giác thường khó chứng minh hoặc nghiên cứu, và tâm lý học cũng chỉ có thể là một phần của câu trả lời.
Bigfoot
Trong nhiều thập kỷ, một loài thú lớn có tóc, hình dáng giống con người được gọi là Bigfoot, thường được những người làm chứng ở Mỹ kể lại. Mặc dù chắc chắn phải có đến hàng nghìn con Bigfoot đang tồn tại nhằm duy trì nòi giống, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một con nào được phát hiện ra. Cũng chưa có bác thợ săn nào có tài giết được một con, hoặc có con nào xâu số bị xe kẹp chết, hoặc bị chết do những nguyên nhân xuất phát từ tự nhiên.
Khi chưa có những chứng cứ vững chắc như xương hoặc răng của loài động vật trên, thì những gì mà người làm chứng nhìn thấy cũng như những bức ảnh, thước phim mơ hồ không hỗ trợ được nhiều cho những con vật mà họ đã nhìn thấy. Bởi vì về mặt logic họ sẽ không bao giờ có thể chứng minh được rằng những sinh vật như Bigfoot và Quái vật hồ Loch Ness không tồn tại, và có thể những sinh vật kỳ bí này đang nấp rất xa so với những con mắt đầy tò mò của con người.
Tiếng kêu của vùng Taos
Một vài cư dân và khách du lịch ở thành phố nhỏ vùng Taos, bang New Mexico, từ lâu đã bị quấy rầy và gây khó chịu bởi một tiếng kêu yếu, có tần suất thấp và huyền bí ở vùng không gian sa mạc. Kỳ lạ thay, chỉ có khoảng 2% dân số vùng này cho biết là họ nghe thấy tiếng kêu. Một số người đã tin rằng tiếng kêu do một âm thanh hiếm gặp gây ra; một số khác lại cho rằng âm thanh do chứng cuồng loạn isteri hay một mục đích nham hiểm, bí mật nào đó của con người gây ra.
Dù âm thanh này được miêu tả như là một tiếng kêu vo vo, tiếng ngân nga hay một tiếng kêu rầm rầm và dù chúng có mang các đặc điểm về tâm lý học, tự nhiên hay siêu nhiên, cho đến nay vẫn không ai có thể xác định được nguồn gốc của âm thanh này.
24H.COM.VN (Theo Vietnamnet)

THIỀN ĐỊNH VỀ SỰ VÔ THƯỜNG

Nguyên tác: “Meditating on Impermanence” by Chokyi Drakpa
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Có nhiều hoàn cảnh gây nên cái chết. Ta có thể chết vì bệnh động kinh, chết sau khi nằm liệt giường với một chứng bệnh kinh niên ở giai đoạn cuối, chết vì ngộ độc thực phẩm, bởi rơi từ một vách đá, hay vì bị vũ khí tấn công. Ta không thể biết chắc được khi nào cái chết sẽ đến. Đời sống thì mong manh như một ngọn nến lập lòe trong gió hay một con chim nhỏ bé đậu trên cành cây. Không thể nào biết được ban đêm sau khi đi ngủ bạn sẽ còn thức dậy vào ngày mai. Giờ đây bạn đang sống, tuy nhiên chẳng có gì chắc chắn là sang năm bạn còn sống hay không. Sau khi bỏ lại cuộc đời này, bạn sẽ phải tiếp tục đi tới một cõi sống khác.

    Vì thế hãy cầu nguyện: “Ôi Guru Rinpoche, từ hôm nay trở về sau, xin xoay chuyển tâm con hướng về sự thực hành – xin chăm sóc con! Và xin lo liệu để thực hành của con không lạc vào những con đường tà vạy, chẳng hạn như thực hành chỉ để ngăn ngừa bệnh tật và ma quỷ trong đời này hay để có được thực phẩm và quần áo! Xin gìn giữ để con không rơi vào thái độ thấp kém chỉ tìm cầu giải thoát khỏi sinh tử cho mỗi mình con, bỏ lại sau lưng tất cả những bà mẹ trong quá khứ của con! Đạo sư toàn trí của Pháp Longchen Rabjam, ngài thấu biết con! Lạt ma gốc tràn đầy bi mẫn, ngài là một với Đạo sư Quý báu Guru Rinpoche, Longchen Rabjam và Rigdzin Jikmé Lingpa – xin chăm sóc con!

    Nếu bạn không nắm lấy cơ hội để thực hành Pháp mà hoàn cảnh hiện tại này hiến tặng cho bạn sau khi đã có mọi sự tự do và thuận lợi thì trong những đời tương lai bạn sẽ không tìm thấy một nền tảng vật lý hoàn hảo như thế để giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Việc giờ đây bạn có được đời người hạnh phúc này là kết quả của công đức mỏng manh mà bạn đã tích tập trong những đời quá khứ. Nếu bạn không thực hành đức hạnh trong hoàn cảnh hiện tại của bạn, và thay vì thế chỉ tích tập những ác hạnh, thì một khi công đức trong những đời quá khứ mang lại nền tảng vật lý này bị cạn kiệt, sau cái chết bạn sẽ lang thang như một chúng sinh trong những cõi thấp. Một khi bạn bị sinh trong một trạng thái bất hạnh như thế, bạn sẽ không phân biệt được điều tốt và điều xấu, và thậm chí bạn sẽ chẳng bao giờ nghe được âm thanh của Pháp. Bạn sẽ không gặp một thiện tri thức. Bạn sẽ giống như một người mù bị bỏ mặc giữa một sa mạc mênh mông. Thật là một tai họa khủng khiếp! Quả là một thảm kịch! Chúng sinh trong các cõi địa ngục nhiều như những vi trần trong trái đất. Các ngạ quỷ nhiều như những hạt cát trên một bờ sông. Các súc sinh nhiều như những hạt trong một thùng rượu chang. Nếu bạn nghĩ về số lượng và các loại chúng sinh trong những cõi thấp, bạn sẽ nhận ra rằng cơ hội để có được một thân người thì mỏng manh biết bao. So sánh với những chúng sinh khác, loài người ít ỏi như những hạt bụi trên móng tay của bạn. Và ngay cả trong nhân loại, những người mà hành vi của họ có hại và mâu thuẫn với Pháp thì giống như những vì sao trong bầu trời đêm, trong khi những người thực sự hành xử phù hợp với Pháp thì hiếm hoi như những ngôi sao ban ngày. Khi quán chiếu điều này, bạn hãy cầu nguyện: “Ôi Guru Rinpoche, xin xoay chuyển tâm con hướng về sự thực hành – xin chăm sóc con! Các Đạo sư toàn trí Longchenpa và Jikmé Lingpa, xin đừng để con lạc vào những con đường tà vạy! Lạt ma tràn đầy bi mẫn, ngài là một với các ngài – xin chăm sóc con!”


    Bởi những hành giả giữ giới hạnh rất hiếm có nên việc bạn sở hữu một thân người thì giống như đi tới một hòn đảo châu báu. Đạt được một căn bản đầy triển vọng như thế với đầy đủ mọi tự do và thuận lợi và sau đó sử dụng thân người đó chỉ để tích tập những hành vi tiêu cực thì chẳng khác gì một thương gia đến được đảo châu báu rồi lại trở về tay không. Với một tâm thức bốc đồng và thiếu kiên định như thế bạn sẽ không có bất kỳ nền tảng nào để đạt được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, và thân thể bạn sẽ chỉ giúp bạn tạo thêm đau khổ.

    Điều tối quan trọng là đừng trở thành nạn nhân của tám hoàn cảnh ngẫu nhiên khiến không thể thực hành được Giáo Pháp hay của tám tâm thái không thích hợp khiến ta bị cắt rời với Pháp (không có tự do để thực hành Pháp). Trước tiên, bị những ảnh hưởng suy đồi dẫn dắt sai lạc, có nghĩa là gặp phải những vị Thầy không hành xử phù hợp với Pháp. Sau đó, mặc dù đôi khi bạn ước muốn thực hành Pháp, nhưng bạn có thể bị ngăn trở không thể làm thế do bởi những cảm xúc đối lập, là lúc năm độc đang hoành hành trong tâm bạn, và bạn bị sức mạnh của chúng quét phăng đi mất. Hoặc trong khi thực hành, nghiệp tiêu cực có thể giáng xuống bạn và chín mùi như những hoàn cảnh không thuận lợi. Nếu bạn không biết cách kết hợp những thứ đó với con đường thì chúng sẽ trở thành các chướng ngại. Bạn có thể ước muốn đưa giáo lý vào thực hành, nhưng nếu bạn thiếu tinh tấn, bạn sẽ bị sự lười biếng làm xao lãng. Trong một vài trường hợp, bạn có thể quan tâm tới giáo lý trong khi bạn là một kẻ nô lệ nằm dưới quyền kiểm soát của một người nào khác. Cũng có những người chỉ có vẻ dấn mình vào con đường và giả bộ thực hành để có được thực phẩm và quần áo, hay thực hành như một phương thuốc để chữa trị bệnh tật hoặc những tinh linh ác hại, hay do sợ bị trừng phạt. Điều này giống như để thịt lừa vào một cái bình và giả mạo là thịt thú rừng hảo hạng hay thịt lạc đà. Mặc dù thái độ của bạn trái ngược với giáo lý nhưng trước mặt người khác thì bạn hành xử như một hành giả với hy vọng được kính trọng hay khen thưởng. Bị ảnh hưởng bởi những bằng hữu xấu xa, bạn điên dại và ngu đần theo tập quán thâm căn cố đế có nghĩa là không cảm thấy có chút nhiệt tâm nào khi học tập những phẩm tính và lợi lạc của các thiện hạnh và không sợ hãi những hậu quả của các ác hạnh. Đây là ‘tám hoàn cảnh ngẫu nhiên khiến không thể thực hành Pháp’

    Sau đó tới tám tâm thái (tám thiên hướng) không thích hợp. Tâm thái đầu tiên xảy ra khi, mặc dù bạn chứng kiến và nghe thấy những nỗi khổ của sinh tử, chẳng hạn như những đau khổ của ba cõi thấp, nhưng bạn không cảm thấy sợ hãi, và vì thế chỉ hơi chút tỉnh ngộ và từ bỏ một cách yếu ớt. Ta được dạy rằng niềm tin (hay lòng sùng mộ) thì giống như một bánh xe quý báu, nó lăn theo con đường đức hạnh cả ngày lẫn đêm. Và niềm tin là điều quan trọng nhất trong bảy sự giàu có cao quý. Thêm nữa tâm bạn thiếu một viên ngọc sùng mộ đối với giáo lý hay Đạo sư. Cũng có một trạng thái khi bạn bị vướng kẹt trong sự trói buộc của thế gian và những tham muốn sự giàu có, của cải và bằng hữu. Trong trạng thái khác, bạn có thể có một tính khí tiêu cực giống như không thể rửa sạch miếng than đen, và bạn liên tục dấn mình vào những hành vi thô tục, suy đồi, không thể cứu chữa được giống như một con rắn độc. Khi chưa từng an định thân, khẩu và tâm bạn, bạn có thể chẳng bao giờ kềm giữ được những hành động tiêu cực, tác hại, mâu thuẫn với giáo lý. Hoặc do bởi bạn thiếu ngay cả một sự quan tâm thực sự nhỏ bé nhất, bạn có thể không có ngay cả một dấu hiệu của một tâm hồn đức hạnh, giống như một con vật chăm chú nhìn ngôi chùa. Bạn có thể bị bỏ lại với những giới nguyện Biệt giải thoát và Bồ Tát hoàn toàn gãy bể của bạn, hay những hứa nguyện samaya Mật thừa của bạn bị xé rách thành từng mảnh bởi miệt thị Đạo sư và v.v.. Đây là ‘tám tâm thái không thích hợp làm cho ta bị cắt rời khỏi Pháp.’

    Hãy cầu nguyện như sau: “Khi mười sáu trạng thái bất khả này tấn công con, đe dọa việc thực hành Pháp của con, Ôi Guru Rinpoche, xin xoay chuyển tâm con hướng về sự thực hành – xin chăm sóc con! Các Đạo sư toàn trí Longchenpa và Jikmé Lingpa, xin đừng để con lạc vào những con đường tà vạy! Lạt ma tràn đầy bi mẫn, ngài là một với các ngài – xin chăm sóc con!”

    Bạn phải thoát khỏi những nghịch cảnh như thế bởi một khi bạn rơi vào bất kỳ cái nào trong những trạng thái bất khả này, bạn sẽ không có cơ hội để thực hành Pháp một cách thuần tịnh và đích thực.

    Vào giờ phút này, thân bạn không bị bệnh tật tàn phá và tâm bạn không bị đau khổ, bạn cũng không là một kẻ nô lệ chịu sự kiểm soát của người khác. Vì thế giờ đây là lúc bạn có phẩm tính toàn hảo, tốt lành hoàn toàn độc lập này, nếu bạn lãng phí sự tự do và những thuận lợi của đời người này bởi sự biếng nhác và phóng dật thì cần gì phải nói rằng bạn sẽ phải xa lìa những bằng hữu, của cải, thân quyến và những người thân yêu khi bạn chết! Ngay cả thân thể này mà bạn thật yêu quý, nó như ngôi nhà của tâm thức, sẽ bị đưa ra khỏi chiếc giường một mình nó và mang tới một nơi hoang vắng để bị những con cáo, kên kên, chó và v.v.. xé ra thành từng mảnh. Khi điều đó xảy ra, tâm thức của bạn sẽ bị cuốn vào cõi bardo giống như một lông chim bị thổi tung trong gió và sẽ không có gì khác ngoài sự khiếp sợ được dành cho bạn. Vì thế bạn nên cầu nguyện: “Để bảo vệ con thoát khỏi những nỗi sợ này, từ ngày hôm nay, Ôi Guru Rinpoche, xin xoay chuyển tâm con hướng về Pháp - xin chăm sóc con! Các Đạo sư toàn trí Longchenpa và Jikmé Lingpa, xin đừng để con lạc vào những con đường tà vạy! Lạt ma tràn đầy bi mẫn, ngài là một với các ngài – xin chăm sóc con!”

    Trong Kinh điển có nói:

    Những người biếng lười và thiếu tinh tấn,
    Có thể sống một trăm năm.
    Nhưng nên sống một ít ngày,
    Với sự tinh tấn kiên định.

    Và Kho tàng Quý báu Những Giáo huấn Cốt tủy (Mengak Rinpoche’i Dzö) nói rằng:

    Đừng vứt bỏ thân người này với những tự do và phú bẩm của nó cho kẻ thù là thực phẩm và quần áo,
    Đừng vứt bỏ Bồ đề tâm vị tha này cho kẻ thù là những thừa thấp,
    Đừng vứt bỏ bản tánh của tâm như viên ngọc báu cho kẻ thù là sự mê lầm,
    Đừng vứt bỏ hai tích tập như ý cho kẻ thù là cuộc đời hiện tại này,
    Đừng vứt bỏ tâm sùng mộ nhiệt thành cho kẻ thù là những tà kiến!

    Đây chính là cách bạn nên thực hành./.
   

    Nguyên tác: “Meditating on Impermanence” by Chokyi Drakpa
    http://lotsawahouse.org/id51.html
Nguồn: thuvienhoasen


Popular Posts