Thursday, August 20, 2009

Hội chứng ngừng thở khi ngủ

Ngủ gật ban ngày Hội chứng ngừng thở khi ngủ (Sleep Apnea Syndrome, gọi tắt là SAS) là một số rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm, khi ngủ dẫn tới thiếu oxy máu (SaO2 giảm).

Bình thường, khi bệnh nhân hít vào, các cơ hô hấp co rút lại, nhất là cơ hoành co lại, làm vòm hoành hạ thấp, đồng thời cũng co thắt các cơ ở đường hô hấp trên (nhất là cơ lưỡi cằm). Khi bệnh nhân ngủ, các cơ giãn, mũi họng giảm trương lực, đường thở có khuynh hướng dễ khép lại, đóng lại. Khi ngủ trong tư thế nằm ngửa, lưỡi dễ tụt ra sau, làm đường thở trên càng bị đóng lại, gây ngừng thở. Bệnh nhân phải tỉnh giấc mới làm cho tình trạng ngừng thở chấm dứt.

Các loại SAS

- Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ: Luồng khí thở bị cản lại ở tỵ hầu, nhưng cơ hoành và các cơ hô hấp vẫn hoạt động.

- Ngừng thở trung tâm khi ngủ: Các cơ liên sườn và cơ hoành đều không hoạt động.

- Ngừng thở hỗn hợp: Loại này là sự kết hợp cả 2 loại trên.

Dấu hiệu của SAS

Người mắc SAS, dù loại nào, đều có các biểu hiện giống nhau :

- Hay ngủ gật ban ngày.

- Tỉnh giấc nhiều lần về đêm do thiếu oxy. Đêm ngủ hay ngáy to, ngột ngạt, hay có vận động bất thường trong lúc ngủ.

- Nhức đầu buổi sáng.

- SaO2 giảm.

- Dần dần người bệnh SAS có những thay đổi về cá tính, nhân cách, khả năng làm việc trí óc, quan hệ tình dục suy giảm.

- Khám có thể thấy bệnh nhân béo bệu, huyết áp cao, tăng hồng cầu. Trẻ em có Amydan to, VA phát triển.

- Bệnh ngừng thở khi ngủ kéo dài dẫn đến huyết áp tăng, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp. Nếu có ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì sẽ đưa bệnh nhân đến giai đoạn tâm phế mạn nhanh hơn.

Điều trị

- Cho thở thêm oxy (không dùng liên tục).

- Giảm cân nặng, tránh hút thuốc và uống rượu, không dùng thuốc an thần.

- Dùng thuốc nhỏ mũi, xịt họng chống viêm nhiễm.

- Tiêm Strychnin dưới da.

- Trường hợp nặng có thể đặt nội khí quản thở máy. Trẻ em nên cắt Amydan, nạo VA.

- Tạo hình vách mũi.

- Mở khí quản: Sử dụng biện pháp này khi bệnh nặng mà các biện pháp trên không hiệu quả, sự sống của bệnh nhân bị đe doạ

Theo Bác sĩ Gia đình

No comments:

Post a Comment

Popular Posts